Tác dụng và bài thuốc từ cây nha đam
Nha đam
Nha đam có lẽ là một trong những phương thuốc thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất cho các tình trạng điều trị da tại chỗ. Sở dĩ, nó có mức độ phổ biến như vậy là do các thành phần giống như gel của loại cây này được biết đến với công dụng chữa lành vết thương nhỏ trên da rất hữu hiệu.
Trên thực tế, cây nha đam (lô hội) có nhiều loại khác nhau, với ước tính khoảng 420 loại. Loại nha đam được sử dụng phổ biến nhất cho các tình trạng da là Aloe barbadensis Miller.
Trong y học thông thường, nha đa được sử dụng như một loại gel bôi ngoài da, được làm từ chất có đặc tính như gel ở bên trong lá của cây. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng lá trực tiếp bằng cách tách vỏ và lấy phần gel bên trong.
Tuy nhiên, việc sử dụng gel lô hội đã được lấy sẵn sẽ giúp bạn sử dụng dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là trong trường hợp bỏng hoặc sơ cứu vết thương khẩn cấp. Hiện nay, bạn có thể tìm loại gel lô hội OTC, chúng cũng chứa các thành phần làm dịu da khác, chẳng hạn như echinacea và calendula.
Nha đam đem lại những công dụng tuyệt vời cho làn da. |
Công dụng của nha đam
Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng da mãn tính, hãy đến bác sĩ da liễu để kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên da mặt. Bạn cũng có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ về những lợi ích tiềm năng sau đây của nha đam:
Vết bỏng
Đối với những vết bỏng nhẹ, bạn hãy thử thoa gel lô hội lên vùng da bị thương tối đa 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải bảo vệ vùng da bị bỏng bằng gạc.
Da bị cháy nắng
Một số nghiên cứu cho thấy nha đam có khả năng làm dịu vùng da bị cháy nắng. Tuy nhiên, nó không phải là một cách hiệu quả để ngăn ngừa cháy nắng, vì vậy hãy đảm bảo bạn mặc áo chống nắng mỗi ngày trước khi ra ngoài.
Vết trầy da
Nếu vùng cằm hoặc trán bị trầy xước, bạn có thể thoa lô hội lên vùng da đó để làm giảm cơn đau và cảm giác nóng rát một cách nhanh chóng. Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên sử dụng lô hội ba lần một ngày.
Vết cắt
Thay vì việc sử dụng Neosporin cho một vết cắt nhỏ trên da, bạn có thể thử chuyển sang dùng lô hội. Cấu trúc phân tử của lô hội giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo bằng cách tăng cường collagen và chống lại vi khuẩn. Để vết thương nhanh hồi phục, bạn nên sử dụng tối đa ba lần mỗi ngày.
Da khô
Gel lô hội có khả năng hấp thụ cao, vì thế nó được xem là “cứu cánh” cho những người có làn da dầu. Bạn có thể cân nhắc đổi kem dưỡng ẩm hàng ngày sang lô hội sau khi tắm để giúp làn da luôn mịn màng và ẩm mượt.
Bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế khẩn cấp. Trước đây, người ta thường sử dụng gel nha đam để điều trị cho các vết bỏng lạnh. Trong trường hợp bị bỏng lạnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nha đam để điều trị.
Vết loét lạnh
Không giống như vết loét miệng, vết loét lạnh thường phát triển ở bên ngoài miệng do virus herpes gây ra. Nha đam được xem là một phương thuốc hữu hiệu giúp loại bỏ được loại vi rút này. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ gel nha đam lên vết loét lạnh khoảng 2 lần mỗi ngày cho đến khi nó biến mất hoàn toàn.
Bệnh chàm
Tác dụng giữ ẩm của nha đam có thể giúp làm giảm khô da, hoặc ngứa liên quan đến bệnh chàm. Ngoài ra, gel lô hội cũng có thể làm giảm viêm da tiết bã, một tình trạng thường gặp ở những người có làn da dầu, gây ảnh hưởng lớn đến các bộ phận trên mặt và sau tai của bạn.
Bệnh vẩy nến
Tương tự như bệnh chàm, nha đam có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và ngứa do bệnh vẩy nến gây ra. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thoa gel nha đam hai lần mỗi ngày vào vùng da bị ảnh hưởng.
Viêm mụn
Do nha đam có tác dụng chống viêm, cho nên gel của loại cây này có thể giúp điều trị các dạng viêm nhiễm của mụn trứng cá, chẳng hạn như mụn mủ hoặc nốt sần. Bạn nên thực hiện thoa gel nha đam bằng tăm bông trực tiếp lên nốt mụn khoảng 3 lần mỗi ngày.
Nha đam không chỉ dùng để dưỡng da, nha đam còn có khả năng chữa bệnh rất hiệu quả. |
Bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng nha đam
Hỗ trợ trị đái tháo đường: Lá nha đam 20g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa nôn ra máu: Hoa nha đam 20g, sắc với rượu (Lĩnh nam thái dược lục).
Chữa ho có đờm: Nha đam 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang (Quảng Đông trung thảo dược).
Chữa ho ra máu: Hoa nha đam 12-20g khô. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
Chữa trẻ em cam tích: Rễ nha đam khô 20g. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
Chữa đau đầu, chóng mặt: Nha đam 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa tiêu hóa kém: Nha đam 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa viêm loét tá tràng: Nha đam 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15 ngày là một liệu trình.
Chữa kinh bế, đau bụng kinh: Nha đam 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần.
Chữa bỏng: Lá nha đam cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa nha đam vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.
Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa nha đam bôi trên tổn thương sau khi rửa vết thương bằng nước sạch 3-4 lần.
Chữa Eczema: Lá nha đam xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng nói trên. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa nha đam thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
Chữa viêm da: Lá nha đam xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
Chữa quai bị: Lá nha đam giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá nha đam 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần.
Chữa viêm đại tràng mãn tính: Nha đam 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml.
Chữa đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá nha đam tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng đau; kèm theo lá nha đam 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa táobón: Lá nha đam tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc nha đam 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa mụn nhọt: Lá nha đam tươi, giã nát đắp lên mụn nhọt.
Chữa trứng cá: Lá nha đam tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Chữa tiểu đục, nước tiểu như nước vo gạo: Nha đam tươi 20g, đạm qua tử nhân 30 hạt, giã nát, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần (Phúc kiến dân gian thảo dược).
Sách Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư còn giới thiệu một số bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư có nha đami như sau:
Hỗ trợ phòng bệnh ung thư: Lá nha đam 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng: Nha đam 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.
Hỗ trợ điều trị bạch huyết: Nha đam 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
Hỗ trợ điều trị u não: Nha đam 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn nha đam. |
Lưu ý khi dùng nha đam
Bên cạnh việc biết được nha đam có tác dụng gì, sau đây là những lưu ý cho bạn để việc sử dụng nó có thể đem lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Đó là:
Tình trạng dị ứng da như viêm, phát ban, nổi mày đay có thể xảy ra khi dùng gel nha đam; ngoài ra, da còn có nguy cơ bị khô, cứng, nứt nẻ. Khi gặp phải các biểu hiện đó, bạn nên dừng việc sử dụng ngay và nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân rõ ràng và tìm ra hướng khắc phục.
Không dùng gel lô hội trên vùng da bị nhiễm trùng.
Mủ của cây lô hội có thể làm một số căn bệnh như đau dạ dày, bệnh trĩ, viêm đại tràng,... trở nên nghiêm trọng hơn.
Nước ép nha đam có thể làm xuất hiện các phản ứng dị ứng như đau cổ họng, ngứa, cảm giác khó thở, đau ngực,...
Không dùng lượng lớn nước ép lô hội để tránh dẫn đến tình trạng tiêu chảy vì trong nó có chứa nhiều anthraquinone với tác dụng nhuận tràng. Khi tiêu chảy trở nên nặng hơn, có thể khiến bạn bị chuột rút, mất nước, đau quặn. Ngoài ra, việc sử dụng nước ép nha đam quá nhiều cũng có thể làm thận bị tổn thương do sự tích tụ lượng máu trong xương chậu.
Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/tac-dung-va-bai-thuoc-tu-cay-nha-dam-7813.html
{comment}