Những lợi ích không ngờ của lá hẹ đối với sức khỏe

Lá hẹ là một loại rau gia vị phổ biến, thường xuất hiện trong nhiều món ăn truyền thống. Đáng chú ý, nó không chỉ là một loại gia vị, mà còn được biết đến trong y học cổ truyền với khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả.

Lá hẹ

Cây rau hẹ có chiều cao khoảng 20 - 40cm, có mùi thơm rất đặc trưng. Cây lá hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Bạn chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là đã có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây lá hẹ phát triển tốt quanh năm, vừa có thể dùng làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh những khi cần thiết.

Lá hẹ có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất hóa học trong hẹ có tác dụng chống ung thư.

Cây lá hẹ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Lá hẹ chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi như là vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, để nhận được một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng này, bạn sẽ phải ăn một lượng lớn lá hẹ.

Lá hẹ có một số công dụng trong đời sống và trong Y học cổ truyền

Công dụng của lá hẹ

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cây lá hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh Can, Vị và Thận. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương,...

Phần gốc rễ cây hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường được dùng để chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt của cây hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào các kinh Can và Thận, nó có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương và cố tinh. Thường được dùng làm thuốc chữa chứng tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu hiện đại, cây lá hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống ung thư. Các tác dụng của lá hẹ theo y học hiện đại gồm có:

Giúp ngủ ngon, cải thiện tâm trạng

Trong thành phần của lá hẹ có chứa một một lượng nhỏ choline. Dưỡng chất này có công dụng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Bên cạnh đó, choline còn có khả năng giúp chúng ta cải thiện được tâm trạng, ngủ ngon hơn; đồng thời cũng góp phần kiểm soát cơ bắp cùng những chức năng khác do cơ quan não và hệ thần kinh đảm nhiệm.

Hỗ trợ phòng chống ung thư

Theo nghiên cứu, lá hẹ có khả năng hỗ trợ phòng chống một số bệnh ung thư nhờ vào các hợp chất (lưu huỳnh) có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư ra khắp cơ thể. Đáng chú ý, bổ sung lá hẹ tươi đúng cách sẽ góp phần làm giảm thiểu nguy cơ phát triển căn ung thư vú ở chị em phụ nữ.

Cải thiện tình trạng chán ăn

Lá hẹ có tác dụng gì thì cải thiện tình trạng chán ăn là công dụng gây bất ngờ từ lá hẹ. Theo đó, ăn lá hẹ sẽ giúp kích thích khẩu vị, khiến bạn có cảm giác ăn ngon miệng hơn, tình trạng chán ăn nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể.

Tốt cho thị lực

Lá hẹ có khả năng giúp ngăn ngừa, hạn chế bệnh đục thủy tinh thể, bệnh thoái hóa điểm vàng. Nhờ tác dụng này của lá hẹ, thị lực của bạn sẽ được khỏe mạnh hơn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Như đã nói bên trên, hàm lượng vitamin C trong lá hẹ rất cao, do đó nếu bạn thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C dồi dào, từ đó cũng góp phần làm tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ cơ thể chống lại cũng như tiêu diệt vi rút, vi khuẩn khi chúng xâm nhập, tấn công cơ thể.

Cung cấp vitamin K dồi dào cho cơ thể

Trong lá hẹ tươi có chứa một lượng vitamin K dồi dào. Loại vitamin này giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương cũng như quá trình đông máu của cơ thể.

Giải độc cơ thể

Lá hẹ có đặc tính lợi tiểu, kháng khuẩn cũng như có khả năng loại bỏ các gốc tự do nên việc chúng ta thường xuyên ăn hẹ sẽ góp phần hỗ trợ cho cơ thể loại bỏ nhanh chóng và dễ dàng các độc tố dư thừa ra bên ngoài.

Khi các chất độc được thanh lọc, chúng sẽ không có cơ hội để gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Một trong những tác dụng đáng chú ý của lá hẹ đó chính là khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, từ đó có thể ngăn ngừa, hạn chế tối đa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón,...

Bên cạnh đó, lá hẹ tươi còn giúp cơ thể chúng ta có thể loại bỏ nhiều loại vi khuẩn có hại đối với hệ tiêu hóa. Nhờ đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của đường ruột cũng được tăng cường, thức ăn sẽ được tiêu thụ một cách tối ưu.

Kháng viêm

Tác dụng kháng viêm của lá hẹ có được là nhờ vào sự hiện diện của allicin. Chất này có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt, đồng thời hỗ trợ nhanh lành vết thương hơn, đặc biệt là vết thương ngoài da.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Allicin, quercetin,... là các hợp chất hữu cơ hiện diện trong thành phần của lá hẹ, có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Nhờ đó, thành mạch sẽ được khỏe mạnh hơn, bơm máu về tim tốt hơn; đồng thời còn giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ, đau tim,...

Cải thiện trí nhớ

Trong thành phần của lá hẹ có choline và folate - hai dưỡng chất thiết yếu có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng não bộ. Chỉ cần chúng ta bổ sung lá hẹ đúng cách, khoa học vào chế độ ăn uống của người lớn tuổi sẽ giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ ở nhóm đối tượng này.

Lá hẹ cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa ung thư

Bài thuốc có lá hẹ

Bài thuốc chữa cảm mạo, ho do lạnh: Sử dụng 250g lá hẹ, cùng với 25g gừng tươi, cho thêm ít đường đem hấp chín, ăn cái, uống nước, sử dụng liền 5 ngày.

Bài thuốc chữa nhức răng: Sử dụng một nắm hẹ bao gồm cả rễ, đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đặt vào chỗ đau cho đến khi khỏi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày. Không dùng muối hoặc chỉ sử dụng một chút muối khi chế biến món ăn. Hoặc sử dụng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, đem nấu canh ăn thường xuyên. Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, cơ thể đã suy nhược.

Bài thuốc nhuận tràng, chữa táo bón: Sử dụng hạt cây hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần dùng 5g hòa với nước sôi uống, ngày uống 3 lần, dùng liền trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Dùng 50 gạo nấu cháo, sau đó lấy 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, rồi thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Sử dụng lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong cho vào bát, sau đó để vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 2 - 3 lần, dùng liên tục trong 5 ngày.

Bài thuốc giúp bổ mắt: Sử dụng 150g rau hẹ, 150g gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa rồi xào với rau hẹ, khi xào dùng lửa to, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Sử dụng 200g rau hẹ, 200g tôm nõn, xào ăn với cơm.

Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém: Sử dụng 20g hạt hẹ, gạo 100g, đem nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

Lá hẹ kết hợp cùng mật ong để tạo thành bài thuốc trị ho

Nên ăn lá hẹ như thế nào cho đúng?

Lá hẹ là loại rau ăn rất phổ biến, có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau, như ăn sống, dùng nấu canh, xào,... hay cũng có thể dùng lá hẹ để trang trí cho các món ăn thêm phần hấp dẫn.

Lá hẹ khá lành tính, song, việc tiêu thụ chúng phải đúng cách, tránh lạm dụng. Bạn chỉ nên tiêu thụ lá hẹ với một lượng vừa phải, nếu không sẽ dễ gặp phải tình trạng khó tiêu. Đối với những người có tiền sử bị dị ứng với hành tây, tỏi thì nên chú ý vì nhiều khả năng bản thân cũng có thể gặp phải phản ứng dị ứng khi ăn hẹ.

Ngoài ra, các món ăn có rau lá hẹ bạn chỉ nên ăn hết sau khi chế biến, tuyệt đối không để qua đêm vì nếu không sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại rau hẹ và giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh tác dụng của lá hẹ. Loại rau này không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn mà còn là kho tàng dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Bạn chỉ cần biết cách bổ sung đúng đắn, và từ đó, bạn sẽ có thể tận dụng tối đa những giá trị quý báu mà loại rau hẹ này mang lại.

Đối tượng không nên sử dụng lá hẹ

Lá hẹ mặc dù mang đến nhiều tác dụng tốt nhưng không phải ai cũng phù hợp sử dụng liên tục. Dưới đây là một số nhóm đối tượng không nên dùng lá hẹ:

Người hay bị nóng trong: Lá hẹ dễ khiến cơ thể sản sinh thêm nhiệt, không tốt cho người hay bị nóng trong.

Người đang bị mụn nhọt: Lá hẹ thường hơi chát, tính ấm. Loại lá này không phù hợp sử dụng cho đối tượng bị mụn nhọt. Bởi thành phần trong lá hẹ dễ khiến triệu chứng mụn nhọt ngoài da thêm trầm trọng.

Người bị yếu dạ dày: Tuy rằng chất xơ cho quần áo hệ xếp vào nhóm lành tính nhưng không phải lúc nào lượng chất xơ này cũng tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày. Người bị yếu dạ dày ăn nhiều lá hẹ có thể xuất hiện triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng.

Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/nhung-loi-ich-khong-ngo-cua-la-he-doi-voi-suc-khoe-10179.html

Từ khóa: