Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để no lâu mà chỉ số không tăng đột ngột?
Rau củ không chứa tinh bột
Rau củ không chứa tinh bột nên được ưu tiên trong chế độ ăn giúp người bệnh tiểu đường tránh đường huyết tăng đột ngột
Tinh bột là một loại carbohydrate phức tạp mà cơ thể bạn phân hủy thành glucose (hay đường). Các loại rau củ cũng được chia thành 2 loại là rau củ có chứa tinh bột và rau củ không chứa tinh bột. Các loại rau củ không chứa tinh bột thực ra vẫn có tinh bột nhưng chỉ là một lượng thấp và thường có nhiều chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu. Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp thúc đẩy cảm giác no và hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định.
Rau củ không chứa tinh bột cũng có chỉ số đường huyết thấp. Bạn nên thử kết hợp các loại rau củ không chứa tinh bột (như các loại rau lá xanh, bông cải xanh, bí, ớt, cà rốt, bắp cải, xà lách...) vào các món ăn có lượng carbohydrate cao (như cơm, mì ống) để hỗ trợ ổn định đường huyết sau bữa ăn.
Các loại đậu
Các loại đậu có lượng carbohydrate khá cao nhưng giàu protein và chất xơ, cả hai đều giúp ngăn lượng đường trong máu tăng đột ngột sau ăn, thúc đẩy cảm giác no và điều hoà đường huyết.
Các loại đậu cũng chứa nhiều magne là một khoáng chất quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Thực tế, ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có lượng magne trong máu cao hơn sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn so với những người có lượng magne thấp.
Sữa chua Hy Lạp không đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn sữa chua Hy Lạp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn
Sữa chua Hy Lạp có lượng protein hơn nhiều so với sữa chua thông thường. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ăn sữa chua Hy Lạp để kiểm soát lượng đường trong máu. Loại sữa chua này còn cung cấp men vi sinh (probiotic) giúp thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh vi khuẩn đường ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng độ nhạy insulin.
Bạn nên chọn loại sữa chua Hy Lạp không đường giúp cung cấp lợi khuẩn và protein, kết hợp ăn trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày giúp bạn no lâu, bạn cũng có thể thử ăn sữa chua với các loại quả mọng và hạt.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, hồ đào, hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt dẻ, quả phỉ, hạt óc chó... chứa nhiều dưỡng chất liên quan đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, như protein, chất xơ và khoáng chất từ thực vật như magne và kẽm. Do lượng protein và chất xơ cao nên hầu hết các loại hạt đều có đường huyết thấp.
Ở người mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường, tạo thói quen ăn các loại hạt đặc biệt là ăn 30 phút trước các bữa ăn chính giúp giảm đáng kể chỉ số đường huyết HbA1c, lượng đường trong máu và cải thiện mức insulin sau bữa ăn.
Thực phẩm giàu protein
Cá, thịt gà và trứng đều có chỉ số đường huyết thấp, khi ăn vừa phải sẽ có ảnh hưởng không đáng kể đến lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường nên ăn kết hợp các thực phẩm chứa nhiều protein (như hải sản, thịt gia cầm) với thực phẩm chứa carbohydrate trong bữa ăn giúp giảm tác động của thực phẩm lên đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa, cải thiện độ nhạy insulin và tăng cường hấp thu glucose hoặc đường trong máu vào các tế bào.
Ngoài ra, những người mắc đái tháo đường type 2 nên giảm lượng carbohydrate, tăng lượng protein và chất béo lành mạnh để cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.
Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/nguoi-benh-tieu-duong-nen-an-gi-de-no-lau-ma-chi-so-khong-tang-dot-ngot-13186.html
{comment}