Giảm lượng đường trong máu nhờ thực phẩm

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), một số loại thực phẩm có công dụng làm giảm lượng đường trong máu, có lợi cho người mắc đường huyết cao.

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin. Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Rau bina là một thực phẩm có công dụng làm giảm lượng đường trong máu 

Mới đây, ADA đã công bố một nghiên cứu liên quan đến tăng/giảm đường huyết trong máu. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu đã được chứng minh khi thử nghiệm với hơn 25 triệu người ở Mỹ mắc đường huyết cao.

Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm lượng đường trong máu:

Quế

Nhà nghiên cứu Jo Carol Chezem tại Đại học bang Powell (Mỹ) phát hiện ra rằng, cả những người có cân nặng bình thường và người béo phì khi tiêu thụ 2,5 thìa cà phê quế trong ngũ cốc ăn sáng đều có lượng đường trong máu thấp hơn 25% trong vòng hai giờ so với những người khác.

Bột quế cũng chứa một lượng lớn polyphenol - hợp chất thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy các liên kết peptit có trong cơ thể nên còn có tác dụng giảm cân.

Đậu

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, trong khoảng thời gian ba tháng, những người tiêu thụ ít nhất một cốc đậu (đậu, đậu xanh, đậu lăng) để bổ sung chất xơ có nhiều khả năng nhận được chất xơ hơn. Việc tiêu thụ thực phẩm nhiều chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Yến mạch

Bột yến mạch được công nhận là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có tác dụng kiểm soát huyết áp, lipid máu và lượng đường trong máu, đồng thời còn có tác dụng giảm cân. Beta-glucan trong yến mạch có thể kéo dài quá trình hấp thụ carbohydrate vào máu, do đó giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.

Giấm trắng

Những người tiêu thụ 4 muỗng cà phê giấm trắng trong chế độ ăn uống hàng ngày được chứng minh có lượng đường trong máu thấp hơn 30% so với những người không dùng giấm trắng.

Rau bina (rau chân vịt)

Rau bina rất giàu chất dinh dưỡng, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và bổ sung máu. Bên cạnh công dụng đó, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) còn gọi rau chân vịt là siêu thực phẩm giúp cải thiện bệnh đái tháo đường vì nó rất giàu magie. Chế độ ăn nhiều magie có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/giam-luong-duong-trong-mau-nho-thuc-pham-9780.html