Uống thuốc gì khi bị khàn tiếng kéo dài?
Các loại thuốc điều trị khàn tiếng kéo dài thường gặp
Khàn tiếng có nhiều nguyên nhân khác nhau gồm viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, lạm dụng giọng nói… Thông thường, khàn tiếng chỉ xuất hiện trong vài ngày và sau đó tự biến mất. Nếu khàn tiếng kéo dài, bạn cần đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
Khàn tiếng có nhiều nguyên nhân khác nhau gồm viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản. (Ảnh minh họa)
Tùy thuộc vào nguyên nhân khàn tiếng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Một số thuốc thường được sử dụng điều trị khàn tiếng gồm:
- Thuốc kháng sinh: 2 nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam và macrolid được sử dụng rộng rãi để trị khàn tiếng nếu do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng khá mạnh, tiêu diệt nhanh vi khuẩn gây ra bệnh.
- Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Các loại thuốc trong nhóm này gồm có corticoid và histamine, được dùng để điều trị khàn tiếng do dị ứng.
- Thuốc chữa khàn tiếng có tác dụng tiêu đờm: Người bị khàn tiếng thường kèm theo ho có đờm. Do đó, có thể dùng thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm ho để đối phó với triệu chứng này.
Thận trọng khi dùng thuốc trị khàn tiếng lâu dài
Các loại thuốc Tây y trị khàn tiếng kéo dài thường có ưu điểm là phát huy hiệu quả nhanh, tức thời, tuy nhiên cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng, nhất là khi dùng không đúng chỉ định:
- Kháng thuốc: Lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị khàn tiếng kéo dài, dùng không đúng đủ liều có thể dẫn đến nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây đột biến các loại vi khuẩn, virus gây bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Suy giảm sức đề kháng: Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị khàn tiếng trong thời gian dài có thể khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng suy giảm, người bệnh dễ bị các virus, vi khuẩn có hại tấn công.
- Rối loạn tiêu hóa: Việc sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào cũng gây ra sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, vô tình gây ra rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng sẽ gây viêm đại tràng, viêm kết tràng…
- Một số tác dụng phụ khác: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nghiêm trọng hơn có thể gây sốt, nước tiểu sẫm màu, lú lẫn. Phụ nữ mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu nếu bị khàn tiếng thì tuyệt đối chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh gây dị tật bẩm sinh, có vấn đề hệ thần kinh.
Cải thiện khàn tiếng an toàn và hiệu quả từ thảo dược
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây y, một giải pháp an toàn, lành tính đang được đánh giá cao hiện nay là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược nhằm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng dây thanh, góp phần làm giảm triệu chứng khàn tiếng, khàn giọng do viêm họng, viêm phế quản. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ xuyên tâm liên.
Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược, gồm 16 vị thuốc, thành phần chính là xuyên tâm liên hỗ trợ giảm khàn tiếng, đau rát họng
Xuyên tâm liên chứa nhiều thành phần hoá học khác nhau, trong đó có hoạt chất chính là flavonoid và diterpen lacton. Chiết xuất của xuyên tâm liên đã có mặt trong nhiều loại thuốc và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác nhau có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phổi, viêm amidan), kháng khuẩn, kháng virus và nấm, từ đó giúp giảm đau rát họng, giảm khàn tiếng do viêm họng và viêm phế quản.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các thảo dược quý khác như: đông trùng hạ thảo, yến sào, trần bì, tiền hồ, đẳng sâm, bạch linh… hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện nhanh triệu chứng, hạn chế biến chứng, đồng thời hỗ trợ tái tạo niêm mạc đường hô hấp, phục hồi và bảo vệ dây thanh âm đang bị tổn thương, ngăn ngừa khàn tiếng tái phát. Do đó, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ xuyên tâm liên mỗi ngày để hỗ trợ khắc phục khàn tiếng an toàn và hiệu quả.
Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/uong-thuoc-gi-khi-bi-khan-tieng-keo-dai-12309.html
{comment}