Nhầm lẫn đột quỵ và say nắng nên thường qua 'giờ vàng' để cấp cứu
TS. Bác sĩ Phạm Trần Linh, Trưởng phòng Phòng C5 Viện Tim Mạch - Bệnh Viện Bạch Mai cho biết, đột quỵ thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của say nắng, sốc nhiệt.
Nắng nóng kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Say nắng khiến cơ thể mệt mỏi nhưng đột quỵ có thể để lại di chứng suốt đời, thậm chí có thể gây ra tử vong. Do vậy, việc nhận định rõ 2 tình trạng này sẽ giúp chúng ta xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Say nắng
Nguyên nhân:
Nắng nóng là nguyên nhân trực tiếp gây say nắng, sốc nhiệt.
Nắng nóng là nguyên nhân trực tiếp gây say nắng, sốc nhiệt.
Dấu hiệu:
- Nhức đầu, buồn nôn, nôn khi đứng dưới nắng quá lâu
- Da đỏ và khô (không vã mồ hôi)
- Hoa mắt, chóng mặt
- Tim đập nhanh, khó thở
- Sốt nóng toàn thân, có thể co giật, bất tỉnh
Cách sơ cứu:
- Ngay lập tức nới rộng hoặc cởi bỏ bớt quần áo
- Đưa vào nơi râm mát
- Dùng quạt làm thoáng khí
- Chườm mát trán, gáy, bẹn, nách
- Cho uống nước mát
Cách phòng ngừa:
- Không ra nắng từ 11 giờ - 15 giờ
- Che chắn kỹ đầu và mặt
- Tập luyện thể dục vừa sức
- Uống 2 lít nước/ngày
- Bổ sung rau, củ, quả giàu vitamin C
Đột quỵ
Nguyên nhân:
Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).
Nắng nóng là yếu tố nguy cơ khiến những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia cần phải chú ý.
Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người).
Dấu hiệu:
- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người).
- Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói.
- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt.
- Đột ngột đau đầu dữ dội.
- Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…
Xử trí
- Việc đầu tiên cần làm là gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
- Không tự ý cho ăn uống, điều trị.
- TS.BS Phạm Trần Linh hướng dẫn một số thao tác có thể thực hiện trong khi chờ xe cấp cứu đến: đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng. Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi và sẽ không bị sặc.
Cách phòng ngừa:
Mọi người nói chung và người cao tuổi không nên đi lại hay làm việc vào những ngày nắng nóng và những giờ cao điểm nắng nóng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Cần đội nón mũ rộng vành khi đi ngoài nắng. Nếu gia đình bạn có điều kiện dùng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ ở khoảng 26 - 28 độ C.
Các gia đình không dùng máy điều hòa nhiệt độ thì làm mát nhà ở bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng với bên ngoài, bật quạt mát.
Bạn cần uống nước thường xuyên để tránh mất nước. Các loại nước uống tốt vừa giải nhiệt vừa bù muối là nước trái cây, nước canh, nước rau, dung dịch oresol.
Những người cao tuổi, sức yếu, có bệnh tim mạch, đã từng bị đột qụy thì không ra ngoài nắng sau 10 giờ sáng, không làm việc hoặc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói và khát ở ngoài trời nắng.
Nguồn: https://giadinhmoi.vn/phan-biet-dot-quy-va-say-nang-de-tranh-mat-mang-d82819.html
{comment}