Liệt mặt cần phải điều trị sớm

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức cho biết, liệt mặt hay chính xác là liệt dây thần kinh số VII (TK 7). Ngoài việc ảnh hưởng đến chức năng thì còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp hòa nhập của người bệnh đối với xã hội.

Tin từ Bệnh viện Việt Đức cho biết, nhiều bệnh nhân bị liệt mặt đã đến bệnh viện để được điều trị. Tuy nhiên, có những trường hợp nhập viện muộn khiến việc điều trị rất khó khăn.

Bệnh nhân gần nhất là chị T.T.L, (39 tuổi, quê ở Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện méo mồm liệt mặt sau khi ngủ dậy, từ cách 3 năm. Trong 2 năm đầu do tâm lý rất sợ phẫu thuật nên bệnh nhân chỉ đi chữa bằng các biện pháp nội khoa, phục hồi chức năng, châm cứu thời gian dài nhưng không có hiệu quả.

Sau đó gia đình động viên để bệnh nhân đồng ý phẫu thuật. Tuy nhiên khi đi khám, các bác sỹ phải chỉ định mổ vi phẫu chuyển cơ và thần kinh từ nơi khác lên mặt để phục hồi cơ mặt. Nguyên nhân là do bệnh nhân để lâu quá 2 năm, các cơ trên mặt bên liệt đã bị thoái hóa nghiêm trọng.

Liệt mặt biểu hiện ra ngoài bởi các hiện tượng như méo mồm, không nhăn được trán, mắt nhắm không kín, rãnh mũi má lệch, cười méo miệng, khó ăn nhai và phát âm… (Khuôn mặt của người bị liệt mặt (trái) và mặt bình thường. Ảnh minh họa BSCC)

Tại các cơ sở y tế trước đó, các bác sĩ cho biết, chị L phải mổ ít nhất 2 lần vi phẫu mới có hy vọng. Lần 1 cần lấy dây thần kinh dưới chân ghép lên mặt, để chuyển tín hiệu thần kinh từ bên lành sang bên liệt. Sau đó sẽ phải chờ 6 tháng - 1 năm để thần kinh có thể mọc từ bên lành sang.

Tiếp sau đó bệnh nhân sẽ phải tiến hành một ca mổ vi phẫu lần thứ hai, để lấy một phần của cơ thon (một cơ nhỏ ở vùng đùi) để đưa lên trên mặt. Rồi nối vào mạch máu trên mặt cũng như là với dây thần kinh đã được ghép nối từ bên lành sang trong lần mổ trước.

Nếu cuộc mổ này thành công thì sau khoảng 6 tháng đến 1 năm nữa, bệnh nhân mới vận động lại được.

Nghe "hành trình" tìm lại nụ cười quá khó khăn, phải mổ 2 lần vi phẫu, thời gian còn kéo dài nên chị L càng sợ hãi.

Sau khi tìm hiểu qua các phương tiện thông tin, bệnh nhân và gia đình nghe nói tại Bệnh viện Việt Đức có thể triển khai kỹ thuật chuyển thần kinh cơ phục cơ liệt mặt chỉ với một lần phẫu thuật, bệnh nhân đã bay ra Hà Nội để được khám và điều trị.

Tại Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật chuyển thần kinh cơ 1 thì. Thay vì phải chờ đợi thần kinh mọc từ bên lành sang bên liệt, các bác sĩ đã sử dụng ngay nguồn thần kinh từ thần kinh cơ cắn (là nhánh của dây thần kinh 5 cùng bên và không bị liệt) để nối vào chi phối vận động cho phần cơ mới này.

Do khoảng cách từ dây thần kinh cơ cắn đến dây thần kinh 7 rất gần (chỉ cách khoảng 1cm) ngay trên một bên mặt nên sau khi nối tỷ lệ thành công sẽ cao hơn các phương pháp khác. Chỉ sau hhoảng 3,5 tháng là bệnh nhân đã có các biểu hiện phục hồi vận động cơ.

Sau thời gian luyện tập phục hồi chức năng tiếp theo bệnh nhân cũng sẽ có được nụ cười và các hoạt động vận cơ khỏe hơn so với các phương pháp cũ.

Liệt mặt cần phải điều trị sớm

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức cho biết, liệt mặt hay chính xác là liệt dây thần kinh số VII (TK 7) là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt.

Liệt mặt biểu hiện ra ngoài bởi các hiện tượng như méo mồm, không nhăn được trán, mắt nhắm không kín, rãnh mũi má lệch, cười méo miệng, khó ăn nhai và phát âm…

Ngoài việc ảnh hưởng đến chức năng thì còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp hòa nhập của người bệnh đối với xã hội.

Biểu hiện bệnh và các giai đoạn khác nhau cần có phương pháp điều trị khác nhau, yêu cầu có sự phối hợp tốt của nhiều chuyên khoa và kết hợp nhiều phương pháp mới mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh.

Tại Bệnh viện Việt Đức, với sự phối hợp tốt giữa các chuyên khoa Gây mê hồi sức, Sọ não, Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện đã thành công cứu chữa cho hàng trăm ca tổn thương thần kinh 7 phức tạp này.

Theo PGS Hà, việt quyết định phương pháp điều trị liệt mặt cũng như tiên lượng kết quả phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như là thời gian mắc bệnh.

Với các vết thương do tai nạn, nếu bệnh nhân đến sớm và được mổ trước 72 tiếng, kết quả phục hồi sẽ rất tốt.

Trong các trường hợp liệt không rõ nguyên nhân hay do nhiễm trùng, virut hay do cắt bỏ các khối u gây ảnh hưởng đến thần kinh 7, nếu bệnh nhân bị liệt mặt đến viện khám và điều trị sớm trước 12 đến 24 tháng bị liệt mặt thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn.

Các bác sĩ chỉ cần chuyển một dây thần kinh từ nơi khác đến (ví dụ thần kinh cơ cắn, thần kinh lưỡi…) nối vào dây thần kinh bị bệnh, khi các cơ chi phối chưa bị thoái hóa nên khả năng hồi phục cao.

Nếu bệnh nhân đến muộn sau quá 24 tháng thì việc mổ sẽ phải chuyển toàn bộ cơ và thần kinh từ nơi khác đến nên sẽ phức tạp hơn.

Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/liet-mat-can-phai-dieu-tri-som-9556.html