Cây cối xay chữa bệnh gì? Khám phá 9 bài thuốc hay nhất
Cây cối xay có vẻ xa lạ với nhiều người, nhưng lại là dược liệu quen thuộc được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Cụ thể, trong bài viết này, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết về đặc điểm, công dụng cũng như 9+ bài thuốc hay từ dược liệu này.
Tổng quan về cây Cối Xay
Cây cối xay còn được gọi với nhiều tên khác như cây dằng xay, quýnh ma, ma bản thảo, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo, phao tôn (Tày), co tó tép (Thái). Đây là cây thuộc họ bông (Malvaceae), có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet.
Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số thông tin về đặc điểm nhận dạng, phân bố, cách thu hoạch và sơ chế.
Đặc điểm hình dạng của cây Cối Xay
Cây cối xay rất dễ nhận biết thông qua các đặc điểm hình dáng sau đây:
- Thân cây: Cây mọc thành bụi cao từ 1 – 1.5m, các cành nhánh hình trụ, bên ngoài phủ lông mềm. Cành non có màu xanh, cành già chuyển màu xanh đậm hơi tía.
- Lá cây cối xay: Lá mọc so le, hình trái tim, xung quanh mép lá dạng răng cưa. Lá màu xanh, cả 2 mặt đều được phủ lông.
- Hoa: Mùa hoa bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 3. Hoa cối xay có màu vàng, mọc lẻ ở kẽ lá, cuống hoa rất dài và có đốt gấp khúc. Đài hoa có phủ lông ngắn bên ngoài, bên trong đài hoa lông dài hơn, màu tro. Cánh hoa cối xay hình tam giác ngược, nhiều nhị, tập trung trên 1 trụ có lông dày, bầu hoa cũng có lông và chứa khoảng 20 lá noãn.
- Quả: Quả gồm nhiều nang hợp lại xếp sít nhau tạo thành hình cối xay. Mỗi nang noãn có chứa 3 hạt, hạt cây cối xay màu đen nhạt, nhẵn mịn.
Quả gồm nhiều nang hợp lại xếp sít nhau tạo thành hình cối xay
Phân bố
Cây rất dễ sống, mọc nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở khắp nơi, từ đồng bằng đến ven biển, đến các vùng trung du. Đặc biệt, cây thường mọc lẫn với các loại cây bụi thấp khác ở ven đồi, bờ nương rẫy hoặc bờ rào.
Hiện nay, với nhu cầu sử dụng phổ biến trong chữa trị bệnh, nhiều người tự trồng tại vườn. Cây được ươm bằng hạt, gieo vào mùa xuân, sau đó đem cây con đi trồng. Cây sẽ cho hoa và kết quả nhanh ngay trong vụ hè – thu trong năm đầu tiên. Sau khi chặt, phần gốc của cây vẫn có thể tiếp tục sinh trưởng, phát triển và cho thành phẩm vào vụ mùa kế tiếp.
Thu hoạch và sơ chế
Các bộ phận của cây có thể dùng được bao gồm thân, cành, lá và quả. Các bộ phận này có thể dùng tươi hoặc khô đều được.
Hướng dẫn chi tiết cách sơ chế dược liệu cối xay:
- Bước 1: Cắt các bộ phận của cây như thân, cành, lá và quả, sau đó đem rửa sạch với nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đất cát.
- Bước 2: Sau khi dược liệu ráo nước, đem cắt thành các khúc nhỏ và phơi trong bóng râm.
- Bước 3: Khi dược liệu khô hoàn toàn, cho vào túi bọc kín và cất nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Thành phần hóa học
Nghiên cứu chuyên sâu về thành phần của cây cối xay, chuyên gia phát hiện trong loại cây này chứa thành phần hóa học đa dạng bao gồm:
- Flavonoid: Gossypin, cyanidin-3-rutinosid, gossypitin,…
- Acid amin: Acid glutamic, alanin, arginin, valin,…
- Đường các loại: Glucose, galactose, fructose,…
- Một số acid hữu cơ, hợp chất phenol,…
Đặc biệt, trong hạt chứa 5% dầu béo, bao gồm các acid béo là acid palmitic, acid stearic; phần không xà phòng hóa trong dược liệu chiếm khoảng 1,7%.
Chuyên gia phát hiện trong loại cây này chứa thành phần hóa học đa dạng
Khám phá cây cối xay có tác dụng gì?
Cây cối xay được sử dụng phổ biến trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại với tác dụng điều trị nhiều bệnh lý. Cụ thể như sau:
Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, cây cối xay có vị cam, tính bình và quy vào các kinh tâm, đởm. Tác dụng giải biểu nhiệt, lợi tiểu, hoạt huyết. Nhờ đó, dược liệu chuyên chủ trị bệnh cảm mạo phong nhiệt, tiểu buốt, đái rắt, đau đầu, ù tai, sốt, phù thũng, dị ứng, lở ngứa.
Y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, cây cối xay trị bệnh gì? Sở hữu thành phần hóa học đa dạng, loại cây này mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Cây cối xay chữa ù tai: Chiết xuất trong cây có tác dụng chống viêm (tương đương hoạt chất Diclofenac giảm đau chống viêm mạnh). Nhờ đó cải thiện chứng ù tai và một số bệnh khác về tai như: Cây cối xay chữa điếc tai, viêm tai, lãng tai, suy giảm thính lực,…
- Hỗ trợ điều trị đái đường: Các hoạt chất trong dược liệu có tác dụng làm ổn định chỉ số đường huyết, tăng đề kháng insulin, nhờ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường hình thành và phát triển.
- Chống viêm khớp: Nhờ tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giảm đau mà cây dằng xay còn được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp, đau xương hiệu quả.
- Nhuận tràng: Các chuyên gia cho biết, cây dằng xay còn được sử dụng để cải thiện tiêu hóa, nhuận tràng, điều trị táo bón, chướng bụng, khó tiêu,…
- Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày: Dịch chiết từ cây dằng xay có tác dụng giảm bài tiết acid trong dạ dày, giúp giảm tình trạng viêm loét đáng kể. Ngoài ra, các hoạt chất trong dược liệu có khả năng thúc đẩy niêm mạc phục hồi nhanh chóng.
- Chữa sỏi thận bằng cây cối xay: Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu giúp ức chế sự kết tinh của tinh thể hình thành sỏi, nhờ đó hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả.
Dược liệu mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Tổng hợp 9+ bài thuốc sử dụng cây Cối Xay trị bệnh
Công dụng của cây cối xay sẽ được phát huy tối đa khi kết hợp với những loại dược liệu phù hợp. Cụ thể, dưới đây là tổng hợp 9+ bài thuốc hay được ứng dụng phổ biến trong Đông Y.
1. Bài thuốc trị cảm sốt, đau đầu
Với tình trạng trúng gió, phong nhiệt gây cảm sốt, nhức đầu, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc với cây dằng xay. Chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm.
- Cách 1: Chuẩn bị dược liệu gồm cây cối xay 12 – 16g, lá tre 8g, kinh giới 8g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 12g. Cho các dược liệu vào nồi, thêm 750ml nước. Đun trên lửa nhỏ, đợi đến khi nước sôi, còn 250ml thì tắt bếp. Chia thuốc ra 2 phần bằng nhau và uống trước các bữa ăn.
- Cách 2: Chuẩn bị dược liệu gồm lá cối xay 20g, bạc hà 10g, chỉ thiên 20g, gừng tươi 3 lát, cam thảo 5g. Cũng cho hết dược liệu vào sắc trong 750ml, đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống.
2. Bài thuốc trị tiểu bí, tiểu buốt, tiểu rắt
Tình trạng tiểu bí, tiểu buốt, tiểu rắt xuất hiện do nhiều nguyên nhân như nóng trong, chức năng bàng quang có vấn đề… Để nhanh chóng thuyên giảm chứng bệnh này, tiến hành sử dụng bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cây dằng xay 30g, rễ tranh 20g, bông mã đề 20g, cỏ mần trầu 8g, râu ngô 12g, rau má 12g.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch sẽ các dược liệu, sau đó đem nấu với 650ml nước. Lưu ý, sắc đến khi nước còn 250ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2 cốc, uống trước bữa ăn. Dùng liên tục trong 10 ngày.
3. Bài thuốc trị đau xương khớp
Sử dụng bài thuốc kết hợp lá cối xay cùng một số dược liệu khác như cây xấu hổ, rễ cỏ xước, rau muống biển, lá lạc tiên, lá lốt,… để điều trị tình trạng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá cối xay khô 5g, rau muống biển 3g, rễ cây xấu hổ 5g, rễ cỏ xước 3g, lá lốt 3g, lá lạc tiên 3g.
- Cách thực hiện: Thái nhỏ toàn bộ dược liệu, sau đó đem phơi khô và hãm nước uống hằng ngày thay trà. Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy tình trạng xương khớp cải thiện rõ rệt.
Sử dụng cối xay điều trị đau nhức xương khớp
4. Bài thuốc trị viêm amidan
Viêm amidan gây đau họng, một số trường hợp có kèm theo triệu chứng nóng sốt, chán ăn, mệt mỏi. Sử dụng rễ cối xay tươi kết hợp cùng cỏ xước và củ rẻ quạt để điều trị tình trạng này.
- Chuẩn bị dược liệu: Rễ cối xay khô 40g, gạo nếp 1 chén.
- Cách thực hiện: Hầm các nguyên liệu đến khi chín nhừ thành cháo. Ăn khi còn ấm nóng, mỗi tuần ăn khoảng 3 – 4 lần đến khi bệnh khỏi.
5. Bài thuốc trị vàng da
Tình trạng vàng da do viêm gan có thể được thuyên giảm nhanh chóng nhờ bài thuốc với lá cối xay như sau:
- Chuẩn bị dược liệu: Lá cối xay 30g và nhân trần 30g.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 500ml nước. Sử dụng uống thay trà hằng ngày trong khoảng 15 – 20 ngày.
6. Bài thuốc chữa kiết lỵ
Kiết lỵ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, chán ăn,… Sử dụng bài thuốc dưới đây liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ giúp tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt.
- Chuẩn bị dược liệu: Hạt cối xay.
- Cách thực hiện: Đem hạt cối xay sao vàng, sau đó nghiền thành bột mịn. Mỗi bữa lấy 3g pha với nước ấm, thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều rồi uống. Một ngày nên uống 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tối.
7. Bài thuốc chữa mắt mộng mắt
Mạng mộng mắt nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, gây các triệu chứng như đau mắt đỏ, dễ bị chảy nước mắt, gây viêm loét giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa.
- Chuẩn bị dược liệu: Cây cối xay 30g, hoa mào gà 30g.
- Cách thực hiện: Đem các dược liệu trên sơ chế sạch sẽ, loại bỏ tạp chất rồi cho vào ấm sắc với 500ml nước. Đợi khi chỉ còn 350ml thì rót ra cốc uống trong ngày. Uống liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ thấy mộng mắt dần tiêu biến.
8. Bài thuốc chữa chứng phù thũng sau sinh
Sau sinh xuất hiện nhiều chứng hậu sản, trong đó có chứng phù thũng. Lúc này, bạn áp dụng bài thuốc với lá cối xay kết hợp cùng ích mẫu để triệu chứng này nhanh chóng thuyên giảm.
- Chuẩn bị dược liệu: 30g lá cối xay, 20g ích mẫu.
- Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào nấu với 300ml nước cho tới khi nước cạn còn 150ml. Chia nước thành 2 phần bằng nhau uống trước các bữa ăn.
9. Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngoài áp dụng phương pháp Y học hiện đại, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc hỗ trợ điều trị trĩ từ rễ cối xay kết hợp một số dược liệu khác như sau:
- Chuẩn bị dược liệu: Rễ cối xay 200g.
- Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào sắc cùng 500ml nước, đợi khi nước cạn còn khoảng 200ml, thì rót ra uống (lượng bằng 1 chén trà), lượng thuốc còn lại xông hậu môn khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày.
Cây dằng xay hỗ trợ điều trị trĩ
Một số câu hỏi liên quan đến cây Cối Xay
Ngoài những vấn đề về đặc điểm hình thái, uống nước cây cối xay có tác dụng gì và các bài thuốc về dược liệu, người dùng cũng quan tâm đến các vấn đề khác như liều lượng, tác dụng phụ, ai không nên sử dụng?… Cụ thể dưới đây là giải đáp chi tiết của chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.
- Liều lượng dùng dược liệu thế nào?
Chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày chỉ sử dụng từ 5 – 10g dược liệu khô, hoặc 10 – 40g dược liệu tươi. Không sử dụng vượt quá mức độ cho phép vì có thể gây những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Tác dụng phụ của cây cối xay thế nào?
Dùng dược liệu sai cách, quá liều lượng, kết hợp cùng các dược liệu tối kỵ sẽ gây những tác dụng phụ như: Nổi mẩn ngứa, mề đay, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa,…
- Những ai không nên dùng cây dằng xay?
Một số đối tượng không nên sử dụng cây dằng xay chữa bệnh như: Người thận hư hàn, người bị suy giảm chức năng gan, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai,…
Giá bán cây Cối Xay bao nhiêu? Nên mua ở đâu?
Giá cây cối xay hiện tại trên thị trường đang giao động từ 200 – 450.000 VNĐ/1kg. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm, từng đơn vị cung cấp mà mức giá dược liệu sẽ có thay đổi.
Bạn có thể mua dược liệu tại nhiều đơn vị khác nhau như: Các nhà thuốc Đông y, các cửa hàng chuyên cung cấp dược liệu, các trung tâm nuôi trồng dược liệu,… Ngoài ra cũng có rất nhiều trang web chuyên về các loại dược liệu thiên nhiên và cây thuốc. Hãy đảm bảo chọn các trang web đáng tin cậy, đọc kỹ thông tin về sản phẩm và nhận xét từ người dùng trước khi quyết định mua hàng.
Giá cây cối xay hiện tại trên thị trường đang giao động từ 200 – 450.000 VNĐ/1kg
Lưu ý khi sử dụng cây cối xay trong trị bệnh
Cây Cối Xay là dược liệu thiên nhiên đã được sử dụng từ xa xưa để điều trị và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu này cần được thực hiện cẩn thận và có hiểu biết để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Cây cối xay ngâm rượu mang đến tác dụng cải thiện sức khỏe tích cực nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát, đặc biệt là chức năng gan. Chuyên gia khuyến nghị chỉ sử dụng từ 10 – 20ml/ngày, chia làm 2 lần uống.
- Cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu. Đồng thời, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa được sử chỉ định của thầy thuốc.
- Sử dụng cây cối xay chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị chuyên sâu. Vậy nên, người bệnh không phụ thuộc quá vào các bài thuốc này, khi thấy triệu chứng bệnh trở nặng cần đến phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và theo dõi.
Trên đây là thông tin chi tiết về đặc điểm và cách sử dụng cây cối xay giúp phát huy toàn bộ lợi ích đối với sức khỏe. Ngoài ra, trên website của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc còn cung cấp thông tin về nhiều loại dược liệu khác, bạn có thể chủ động tham khảo để có thêm kiến thức để cải thiện sức khỏe thông qua các loại dược liệu này.
Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/cay-coi-xay-chua-benh-gi-kham-pha-9-bai-thuoc-hay-nhat-9140.html
{comment}