Các dấu hiệu suy nhược thần kinh cần chú ý

Suy nhược thần kinh là trạng thái các tế bào ở vỏ não làm việc quá mức dẫn đến suy nhược khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức. Chú ý các dấu hiệu của suy nhược thần kinh cũng như các biện pháp cải thiện bệnh.

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh hay còn gọi kiệt quệ thần kinh (neurasthenia) là tình trạng vỏ não bị rối loạn chức năng khi làm việc căng thẳng trong thời gian dài dẫn đến quá tải và suy nhược. Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể.

Chú ý dấu hiệu suy nhược thần kinh giúp bạn sớm có biện pháp cải thiện hiệu quả.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh điển hình là do căng thẳng, mệt mỏi làm mất cân bằng quá trình ức chế và hưng phấn. Ngoài ra, các yếu tố dẫn đến stress quá mức như: Cuộc sống bế tắc, gặp thất bại trong công việc, tình cảm, mâu thuẫn với người thân, làm việc quá sức, lối sống không khoa học… đều làm tăng nguy cơ dẫn đến suy nhược thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh

Rối loạn giấc ngủ

Việc căng thẳng quá mức sẽ khiến cơ thể tăng tiết adrenaline và làm giảm hoạt động melatonin của tuyến tùng. Sự thay đổi mất kiểm soát của hai hormone này gây tình trạng ngủ không sâu, chập chờn, dễ tỉnh giấc, thèm ngủ vào ban ngày…

Suy giảm trí nhớ

Thông thường, suy giảm trí nhớ hay bắt gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp ở người trẻ hoặc thậm chí là trẻ nhỏ. Người bệnh thường bị đãng trí, hay quên, nhầm lẫn và gặp phải một số vấn đề về trí nhớ.

Đau đầu, mệt mỏi kéo dài, nghỉ ngơi cũng không hết

Stress là một trong những nguyên nhân chính gây suy nhược thần kinh. Khi người bệnh phải chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu lên não. Hậu quả là tình trạng đau đầu, choáng váng, chóng mặt, nghỉ ngơi cũng không hết.

Biện pháp cải thiện suy nhược thần kinh

Sinh hoạt lành mạnh và ăn uống khoa học: Không dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê. Ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, tăng cường đọc sách. Thực hiện một số bài tập thiết kế sẵn để chữa suy nhược thần kinh như tập yoga, châm cứu, một số bài tập thở…

- Tập thể dục, thể thao thường xuyên: Không chỉ có lợi cho thể chất mà còn giúp ích rất nhiều cho sức khoẻ tinh thần. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng cường khả năng tập trung và ý chí, có thể giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh khá tốt. Để cải thiện suy nhược thần kinh bằng cách tập thể thao, bạn có thể chọn các bài tập như chạy bộ, yoga, pilates…

Sử dụng thảo dược: Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh hiệu quả, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược không chỉ giúp dưỡng não, bổ não, cải thiện tuần hoàn não hiệu quả mà còn an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng lâu dài. Điển hình trên thị trường hiện nay là sản phẩm chứa các thành phần như nattokinase, tam thất, đan sâm, citicoline... giúp dưỡng não, tăng cường tuần hoàn.

Một sản phẩm thảo dược chứa các thành phần nattokinase, tam thất, đan sâm, citicoline giúp dưỡng não, tăng tuần hoàn não.

Nattokinase là enzym có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ Natto - món ăn truyền thống của người Nhật.Nhiều thử nghiệm trên người đã chứng minh rằng nattokinase giúp cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh. Nattokinase còn thuộc nhóm serine protease chứa 275 loại acid amin, có tác dụng làm tan huyết khối và ngăn ngừa nguy cơ mắc tai biến, đột quỵ.

Tam thất có khả năng bảo vệ tế bào não trong điều kiện thiếu huyết, chống ngưng tập tiểu cầu và sự hình thành huyết khối, trấn tĩnh và bảo hộ tế bào thần kinh, chống viêm. Cao đan sâm chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng bảo vệ thần kinh, hoạt huyết, dưỡng huyết, an thần, cải thiện tuần hoàn, giảm huyết khối trong mạch máu não, kiềm chế quá trình lão suy, tăng cường miễn dịch.

Nguồn: https://suckhoeviet.org.vn/cac-dau-hieu-suy-nhuoc-than-kinh-can-chu-y-13234.html