Loại rau mùa hè mới có được ví tốt như 'sâm' nhưng nhiều người Việt chê không thích ăn
Bác sĩ CKI Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3), cho biết cây rau đay có tên khoa học là Corchorus olitorius, được xếp vào họ Đay (Tiliaceae). Đây là loại rau ăn lá, được trồng và thu hoạch quanh năm. Rau đay ở nước ta hiện có hai loại: một loại thân màu xanh (gọi là rau đay trắng) và một loại thân màu đỏ tím (gọi là rau đay đỏ).
Rau đay là loại rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Đặc trưng của rau đay là tính nhớt, do đó nhiều người không thích ăn. Tuy nhiên, rau đay không chỉ là món thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng mà còn chứa đựng những công dụng tốt cho sức khỏe.
Rau đay chỉ mùa hè mới có.
Thành phần dinh dưỡng của rau đay
Vì rau đay nhớt nên chúng thường được sử dụng làm chất làm đặc trong súp, món hầm và cà ri.
Rau đay hàm lượng calo thấp và chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin A và C, riboflavin, folate và sắt. Dưới đây là phân tích dinh dưỡng của 87 gam rau đay nấu chín.
Rau đay có tác dụng gì?
Có thể nói, rau đay không chỉ giúp các món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn, mà chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích về mặt y học. Nhờ có thành phần dinh dưỡng đa dạng nên rau đay mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
Giảm táo bón
Tác dụng này có được là vì trong rau đay khá nhiều nước. Vì nhiều nước nên làm mềm phân. Trong rau đay nhiều polysaccharid, vì nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân.
Trong rau đay lại có nhiều chất nhầy, một chất như có tác dụng bôi trơn khiến cho dễ bị tống đẩy. Trong thành phần lại có nhiều đường sucrose và inositol. Các đường này không hấp thu mà lại giữ nước làm phân nở to nhưng lại rất mềm, hóa giải được táo bón.
Tăng cường lợi sữa
Rau đay được chứng minh là rất lợi sữa trên thực tế và lý thuyết. Vì rau đay nhiều nước nên làm tăng thể tích sữa, lại có nhiều nhầy nên sữa về nhiều hơn.
Trên thực tế, nếu bà mẹ sau sinh ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần ngay sau sinh thì người ta thấy rõ lượng sữa ra của tuần 3, 4, nhiều hơn tuần 1, 2. Nhưng nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, 4 vẫn về nhưng mức độ kém hơn nhiều.
Thanh nhiệt giải độc
Rau đay tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đay nhiều nước, nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.
Khai thông tiểu tiện
Những người tiểu bí, tiểu đau, tiểu rát sẽ tìm thấy ở rau đay một phương cách thú vị bài trừ các hiện tượng trên. Lý do rau đay thân thiện với hệ tiết niệu là bởi rau đay có hoạt chất vận động tim mạch nên có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu, lại có tác dụng kháng viêm nên giải viêm nhiễm đường niệu, lại có tác dụng tiêu thũng nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài.
Một số món ăn, bài thuốc từ rau đay
Theo bác sĩ Thuỷ, rau đay không chỉ là loại rau giàu dinh dưỡng mà còn được dùng làm thuốc tốt cho sức khoẻ.
Canh cua rau đay là món ăn rất ngon trong mùa hè.
Một số món ăn, bài thuốc từ rau đay có thể kể tới như:
Canh rau đay nấu cua đồng hoặc canh rau đay nấu tôm:
Giúp trị nóng trong, táo bón, nhiệt miệng, giải nhiệt mùa hè. Có thể kết hợp nấu canh rau đay với mướp, mồng tơi, củ khoai sọ… ăn vài ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
Lợi sữa ở phụ nữ sau sinh:
Nhờ chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất, rau đay giúp kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa hơn. Phụ nữ sau sinh muốn có nguồn sữa dồi dào dùng rau đay nấu với tôm, cua đồng hoặc luộc ăn cả nước lẫn cái đều mang lại những lợi ích tương tự. Hái 100g rau đay nấu canh ăn hoặc sắc nước uống vài lần trong ngày. Nên dùng khi còn ấm.
Nguồn: https://giadinhmoi.vn/tac-dung-tuyet-voi-cua-rau-day-it-nguoi-biet-d82958.html
{comment}